Gạo nguyên cám chống oxy hóa và tốt cho người bệnh tiểu đường

Gạo nguyên cám chống oxy hóa và tốt cho người bệnh tiểu đường

Gạo nguyên cám chống oxy hóa và tốt cho người bệnh tiểu đường

Gạo nguyên cám chống oxy hóa và tốt cho người bệnh tiểu đường

Gạo nguyên cám chống oxy hóa và tốt cho người bệnh tiểu đường

Tin tức

Trang chủ / Tin tức

Gạo nguyên cám chống oxy hóa và tốt cho người bệnh tiểu đường

Các chuyên gia cho biết, sau quá trình xay xát và đánh bóng gạo, lớp vỏ mỏng của cám gạo vốn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và protein sẽ bị mất đi, khiến cho hàm lượng dinh dưỡng trong gạo bị giảm sút đáng kể. 

 

Gạo nguyên cám là loại gạo khi vừa gặt xong, chỉ tiến hành xay tuốt trấu mà không qua khâu đánh bóng hay làm trắng hạt gạo. Điều này giúp hạt gạo giữ lại được lớp vỏ cám quý giá có khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol cũng như ngăn ngừa tiểu đường.

Các nhà khoa học cho biết, quá trình đánh bóng và làm trắng gạo đã phá huỷ 67% lượng vitamin B3, 80% lượng B1, 90% lượng B6, 50% lượng mangan, 50% lượng phốtpho, 60% lượng sắt cùng nhiều lượng chất xơ, axit béo cần thiết.

Một nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy gạo còn cám là sự lựa chọn hàng đầu cho các bà nội trợ, bởi nó đảm bảo cả về lợi ích sức khỏe cũng như giá trị dinh dưỡng.

Cụ thể, vì gạo xát chưa kỹ, đang còn lớp vỏ cám mỏng bên ngoài nên sẽ giữ lại được hàm lượng vitamin nhóm B nhiều hơn so với gạo trắng được xay xát kỹ. Nghiên cứu cũng cho thấy, việc sử dụng gạo còn cám cho bữa cơm hằng ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích, dinh dưỡng hơn so với gạo trắng.

TS. BS Đỗ Thị Phương Hà, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trên thị trường hiện nay thường bán các loại gạo rất trắng, và phần lớn người mua cũng ưa chuộng loại gạo này hơn vì bắt mắt và tạo cảm giác an toàn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh, lớp vỏ cám bên ngoài của gạo rất quan trọng và cần thiết. Bởi nó có tác dụng hỗ trợ cơ thể kiểm soát đường huyết, hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.

1. Chống oxy hóa

Các nhà khoa học cho biết, khả năng chống oxy hóa của gạo nguyên cám luôn được xếp hàng đầu. Để có thể phát huy tối đa lợi ích chống oxy hóa của gạo nguyên cám, người sử dụng có thể kết hợp chúng với một số thực phẩm khác như quả việt quất, dâu tây hay một số loại rau quả.

2. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Gạo còn cám có thể phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả. Lớp vỏ cám ngoài cùng có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa sự hình thành cũng như phát triển nặng thêm của bệnh. Hơn nữa, do gạo trắng có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với gạo xát dối, cho nên nó cũng được xem là một trong những “thủ phạm” gây nên bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu của Đại học Harvard đăng trên tờ New York Times vào năm 2010 cho thấy, những người ăn gạo trắng ít nhất năm bữa một tuần có thể có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 20% so với những người chỉ một tuần một lần. Cũng chính vì lí do này mà hiện nay tại Mỹ, nhiều người đã chuyển sang ăn gạo nâu, gạo lứt thay vì sử dụng gạo trắng như trước.

3. Giảm cholesterol máu

Do không bị mất đi lớp vỏ cám bên ngoài thông qua quá trình tinh chế, gạo nguyên cám có thể làm giảm được sự tích tụ các mảng bám động mạch cũng như giảm nguy cơ bệnh tim và cholesterol máu cao. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh trong nhiều năm. Và lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là hãy ăn gạo lứt, gạo nguyên cám ít nhất 3 buổi trong tuần để có thể phòng chống nhiều bệnh khác.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa

Gạo nguyên cám được xếp vào tốp đầu danh sách những loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng hiệu quả. Điều này được nhận biết dễ dàng do mức độ chất xơ tự nhiên cao trong gạo. Những sợi xơ này gắn với các chất gây ung thư cũng như các chất độc trong cơ thể, sau đó loại bỏ chúng và không cho chúng bám vào vách ruột. Lượng chất xơ này còn có thể quản lí cân nặng cũng như ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Lưu ý khi chế biến và sử dụng gạo còn cám

Vì lớp cám gạo có chứa nhiều vitamin B1, cho nên khi nấu cơm bạn không nên vo gạo quá kĩ. Chỉ vo gạo nhẹ nhàng bằng nước sạch, sau đó cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, không nên chắt bỏ nước trong quá trình nấu vì có thể mất tới 60% vitamin B1 trong gạo.

Nếu nấu cơm bằng nồi thông thường, bạn nên đun sôi nước rồi hãy cho gạo vào nấu. Còn nếu nấu bằng nồi cơm điện thì cho gạo vào nồi, sau đó cho nước đã đun sôi vào. Làm như vậy để khi gặp nước nóng đột ngột, lớp vỏ bên ngoài của hạt gạo sẽ nhanh chóng tạo thành một lớp keo giữ vitamin B1 để không bị hòa tan và phân hủy trong nước.

Lưu ý: Gạo nguyên cám nếu để lâu, chất dầu trong lớp cám sẽ bị hư, gạo sẽ có mùi, khó sử dụng được. Nếu sử dụng gạo lứt, trước khi nấu, bạn nên ngâm gạo từ 25 đến 30 phút để làm mềm lớp cám bên ngoài, sau đó nấu cũng cần một thời gian khá lâu để cơm chín.